DNS là gì?

Hệ thống tên miền – DNS là một khái niệm mà bất cứ ai đang quản trị một website đều nên biết. Cùng it.die.vn tìm hiểu xem DNS là gì và tầm quan trọng của DNS trong việc quản trị Website hiệu quả!

DNS là gì?

Ảnh hưởng trực tiếp đến kết nối mạng và hoạt động của website, DNS là hệ thống quan trọng với rất nhiều người dùng, nhất là với dân công nghệ, thiết kế website,…Trước khi tìm hiểu tầm quan trọng và cách sử dụng DNS hiệu quả, cùng it.die.vn tìm hiểu khái niệm DNS là gì?

Khái niệm DNS là gì?

DNS là viết tắt của cụm từ Domain Name System, hay còn được biết đến với tên gọi là hệ thống tên miền. Về cơ bản thì DNS là hệ thống thiết lập, chuyển đổi địa chỉ IP, định vị địa chỉ mang về các tên miền dễ nhớ để có thể hoạt động trên internet.

Được phát minh từ năm 1984, đến nay DNS ngày càng được ứng dụng phổ biến, mang đến nhiều lợi ích cho người dùng. Hệ thống tên miền cho phép 1 hệ thống thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Do đó người dùng có thể làm việc với máy tính một cách tiện lợi, dễ dàng. DNS sẽ phân giải tên miền thành các dãy số giúp máy tính dễ dàng đọc hiểu hơn.

Mục tiêu và chức năng DNS là gì?

Hiểu được DNS là gì thì người dùng cũng dễ dàng nắm được mục tiêu và chức năng của hệ thống này. Mục tiêu của hệ thống tên miền hiểu đơn giản nhấtnahats là giúp cho người dùng và máy tính có thể dễ dàng nhớ và đọc hiểu các chuỗi số vừa dài vừa khó hiểu.

Còn về chức năng, DNS được so sánh giống như một cuốn từ điển hoặc danh bạ vậy. Chỉ cần mua DNS, bạn sẽ có một người phiên dịch đồng hành, giải mã tên miền thành một địa chỉ IP dễ nhớ thuộc 4 nhóm khác nhau. Đây cũng là lý do khi đăng nhập vào một website bất kỳ, bạn chỉ cần nhập tên là trình duyệt đã có thể nhận diện và ưu tiên đăng nhập nhanh chóng rồi.

Thường thì các dữ liệu của website sẽ được lưu tại máy chủ. Vì vậy khi muốn tiếp cận, bạn phải xác định được vị trí của máy chủ. Nếu không có hệ thống tên miền DNS thì bạn phải truy cập vào địa chỉ IP hoặc địa chỉ của máy chủ. Tuy nhiên các địa chỉ này sẽ là những con số rất dài và khó để ghi nhớ. Do đó việc ghi nhớ không hề đơn giản và tiện lợi chút nào cả. Đây cũng là lý do mà hệ thống DNS được xây dựng, phát triển đê hỗ trợ người dùng trong việc thiết kế website.

Nguyên tắc làm việc của DNS là gì?

Nguyên tắc làm việc của DNS

Biết được khái niệm DNS là gì vẫn chưa đủ, bạn cần nắm rõ các thông tin quan trọng về hệ thống tên miền này để sử dụng DNS hiệu quả, chất lượng. Dưới đây là nguyên tắc làm việc của hệ thống này:

  •       Internic là nơi theo dõi các tên miền và máy chủ tên miền
  •       Mỗi đơn vị cung cấp  dịch vụ sẽ duy trì và vận hành DNS server riêng
  •       Nhiệm vụ chính của DNS server chính là phân giải tên miền và trả lời các DNS server bên ngoài đang thực hiện việc phân giải tên miền của nó
  •       DNS server ghi nhớ các tên miền đã phân giải để sử dụng ở các lần kế tiếp.

Các loại DNS server phổ biến nhất

Hiện tại hệ thống tên miền DNS server được phân chia thành 4 server chính để giải mã tên miền. Tuy nhiên nếu nói về độ phổ biến và có vai trò hữu ích nhất với người dùng thì phải là 2 loại sau đây:

Root Name Server

Trong hệ thống cấp bậc của DNS, Root Name Server được xem là quan trọng nhất đối với các nhà cung cấp web hosting. Bởi nó chính là một danh bạ giúp hệ thống tìm kiếm tên miền ở mức cao nhất. Nhờ có Root Name Server, các máy chủ có tên miền ở mức Top – level domain sẽ cung cấp thông tin về địa chỉ máy chủ cho tên miền muốn tìm.

Quá trình tìm kiếm sẽ bắt đầu bằng cách truy vấn cho máy chủ ROOT, và chỉ kết thúc khi đã tìm được tên miền muốn tìm. Do đó nếu máy chủ tên miền ROOT không hoạt động thì quá trình tìm kiếm cũng không được  thực hiện.

Local Name Server

Nếu Root Name Server là thư viện thì Local Name Server chính là dữ liệu chứa thông tin quan trọng để máy chủ tên miền lưu trữ cho các tên miền thấp hơn. Do đó Local Name Server thường sẽ được lưu giữ hoặc duy trì bởi nhà cung cấp mạng internet hoặc các doanh nghiệp lớn nhỏ.

Các loại bản ghi DNS là gì?

Hiện tại DNS Record hay còn gọi là bản ghi DNS có 7 loại

Hiện tại DNS Record hay còn gọi là bản ghi DNS có 7 loại, xem ngay 7 bản ghi và các chức năng cơ bản như sau:

  •       CNAME Record: Chức năng chính giúp người dùng tạo một hoặc nhiều tên mới.
  •       A Record: Bản ghi giúp trỏ tên Website đến địa  chỉ IP cụ thể. Bản ghi này được đánh giá là đơn giản nhất, cho phép thêm thời gian tái lại bản ghi, tên mới và trỏ tới địa chỉ IP mới.
  •       MX Record: Đây là bản ghi cho phép người dùng trở tên miền về Mail server, đặt lại TTL và mức độ ưuư tiên
  •       AAAA Record: Bản ghi cho phép trỏ tên miền đến địa chỉ IPV5 Address, tạo host mới và TTL
  •       TXT Record: Tương tự có thể bổ sung host mới, points to, TTL. Bản ghi này có chứa thông tin định dạng văn bản của domain nên rất cần thiết
  •       SRV Record: Bản ghi xác định dịch vụ chạy Port chính xác nhất
  •       NS Record: Bản ghi cho phép người dùng chỉ định tên miền cho từng domain phụ. Bên cạnh đó tạo tên miền mới, host mới,..

Các yếu tố tạo nên DNS là gì?

DNS là gì là khái niệm không chỉ dân công nghệ mà ai có sự hứng thú với internet hay website rất quan tâm. Để tạo nên hệ thống tên miền DNS, không thể bỏ qua 4 yếu tố quan trọng gồm: không gian tên miền, tên miền, cú pháp tên miền, máy chủ tên miền. Cụ thể:

Không gian tên miền

Tên tiếng Anh của không gian tên miền là Domain name space. Hiểu đơn giản thì đây là môi trường dịch vụ được tạo ra bởi mạng internet. Đây chính là không gian để các máy chủ kết nối, làm việc thông qua TCP/IP.Không gian tên miền DNS sẽ lưu giữ các dữ liệu liên để sắp xếp, tổ chức tạo tên miền.

Tên miền

Thực tế tên miền là các loạt ký tự được tạo thành và phân cách nhau bằng dấu chấm. Hơn nữa bản thân nó cũng được chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Ví dụ tên miền Top level; tên miền cấp 2; tên miền phụ,…

Đại đa số các trang web hiện nay đều dùng bộ ký tự Latinh để đặt tên bởi sự đơn giản và thông dụng, dễ nhớ.

Cú pháp tên miền

Tên miền của website có thể có một hoặc nhiều thành phần. Hơn nữa mỗi thành phần sẽ được xem là một nhãn, và được ngăn cách bằng dấu chấm. Nếu hệ thống phân giải tên miền DNS hoạt động, DNS sẽ tiến hành giải mã từ phải qua trái.

Máy chủ tên miền

Như đã nói trước đó, các máy chủ thông thường sẽ lưu trữ dữ liệu của website. Còn máy chủ tên miền sẽ chỉ lưu các thông tin về liên kết hoặc có dữ liệu liên quan đến tên miền. Và mỗi tên miền sẽ được dùng ít nhất cho một máy chủ DNS.

DNS hoạt động theo một hệ thống dữ liệu phân tán, mỗi điểm kết nối hệ dữ liệu tương ứng với một máy chủ tên miền. Trong đó 2 dạng chính là primary và secondary.

Cơ chế vận hành của DNS là gì?

Khi người dùng truy cập vào website, người dùng cần sử dụng tên miền để kết nối và truy cập dữ liệu. Lúc này máy chủ tên miền cục bộ sẽ tiếp nhận yêu cầu và tiến hành giải mã địa chỉ IP tương ứng với tên miền trong dữ liệu.

Nếu địa chỉ IP tương ứng với tên miền mà người dùng yêu cầu, hệ thống DNS sẽ chuyển đổi tự động và kết nối với dữ liệu website được lưu trữ. Quá trình tìm kiếm địa chỉ IP vẫn sẽ tiếp diễn tại ROOT, nếu không tìm thấy thì máy chủ sẽ báo lỗi cho người dùng.

Có thể kết luận rằng quá trình hoạt động của DNS trải qua nhiều giai đoạn. Hơn nữa còn có nhiều nhiệm vụ khác nhau để giải mã tên miền.

Tầm quan trọng của DNS với internet và website

DNS là viết tắt của cụm từ Domain Name System

Dựa theo chức năng, nguyên tắc hoạt động của hệ thống tên miền DNS có thể thấy vai trò của DNS rất quan trọng với hoạt động của kết nối mạng và website. Không những thế hệ thống tên miền còn gián tiếp mang đến nhiều lợi ích cho người dùng.

Có thể thấy nếu không có hệ thống DNS, việc kết nối tên miền với địa chỉ IP sẽ khá khó khăn và mất thời gian. Việc truy cập vào website với một chuỗichuối dãy số khó nhớ sẽ gây ra nhiều bất tiện cho người dùng. Thậm chí còn khiến cho website kém đặc sắc. Đặc biệt khi người dùng tìm kiếm thông tin sẽ gặp rất nhiều trở ngại.

Cách sử dụng DNS hiệu quả nhất

Thực tế mỗi DNS đều có tốc độ xử lý khác nhau, nên ngay từ việc lựa chọn DNS server phù hợp cũng rất quan trọng. Kinh nghiệm nếu DNS của nhà cung cấp mạng thì bạn không cần điền địa chỉ DNS khi kết nối mạng. Còn nếu DNS là của máy chủ khác thì nên  điền đầy đủ các thông tin của máy chủ đó.

Dưới đây là các bước đổi DNS server mà bạn có thể lưu ngay;

Bước 1: Truy cập vào Start menu rồi vào Control Panel

Bước 2: Nhấn đúp chuột vào view network status and tasks

Bước 3: Truy cập vào mạng internet mà bạn đang dùng

Bước 4: Nhấn chuột phải rồi chọn properties để thay đổi hệ thống tên miền cho máy tính.

Bước 5: Nháy chuột vào phần internet protocol version 4

Bước 6: Bạn tiếp tục chọn Use the following DNS server addresses và đổi địa chỉ IP tại đây là xong.

Trên đây là toàn bộ giải đáp DNS là gì, cùng với các thông tin quan trọng về nguyên tắc hoạt động, tầm quan trọng của DNS với internet và website. Dễ dàng nhận thấy đây là hệ thống tên miền rất quan trọng, mang đến nhiều lợi ích cho người dùng. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích, giúp người dùng hiểu và sử dụng hệ thống DNS một cách hiệu quả và chất lượng nhất!

Similar Posts